Một số tính toán cho rằng chế độ “Dry Mode” có thể tiết kiệm điện hơn “Cool Mode” gấp 10 lần nhưng khi dùng chế độ này cũng có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý:
Vào mùa hè tại một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, những chiếc điều hoà trở thành một người bạn không thể thiếu trong nhiều gia đình. Quen thuộc là thế nhưng bạn đã chắc chắn rằng mình hiểu hết mọi chức năng của chiếc điều hành nhà mình chưa? Thực tế, tuỳ thuộc vào nhãn hiệu, giá thành cũng như công nghệ, những chiếc điều hành có thể có các chức năng khác nhau.
Tuy nhiên, phần đa đều có hai chế độ làm “Cool Mode” và “Dry Mode”, bên cạnh tính năng tự động (Auto). Hiểu về hai chế độ này vừa có thể giúp bạn tiết kiệm điện vừa giúp bạn trải nghiệm điều hoà thoải mái hơn.
Tầm quan trọng của “Dry Mode”
Để hiểu và phân biệt được hai chế độ với nhau, hãy cùng đi sâu vào giải thích từ chế độ. Ở đây, chúng ta sẽ bắt đầu với chế độ ít được biết đến hơn nhưng không kém phần quan trọng “Dry Mode”. “Dry Mode” theo đó là chế độ chịu trách nhiệm kiểm soát độ ẩm trong phòng. Trên điều khiển điều hoà, chế độ này thường có biểu tượng là hình giọt nước.
Khi chọn chế độ “Dry Mode”, điều hoà sẽ không thổi ra khí mát (mà thổi ra khí khô để kiểm soát độ ẩm trong phòng) và thực tế cũng không làm mát phòng một cách chủ động. Tuy nhiên, thực tế rằng khi độ ẩm cao, con người luôn cảm thấy oi bức, khó chịu, việc chế độ “Dry Mode” làm giảm độ ẩm trong phòng sẽ mang lại cảm giác mát mẻ cho người dùng. Chế độ này sẽ hoạt động hoàn hảo khi trong phòng có độ ẩm từ 90% trở lên.
Với cơ chế hoạt động nói trên, tính năng “Dry Mode” có thể tiết kiệm điện năng hơn so với “Cool Mode” tới 10 lần.
Mặc dù “Dry Mode” làm rất tốt công việc giảm bớt độ ẩm trong không khí, bạn nên nhớ rằng cũng không nên loại bỏ toàn bộ độ ẩm trong phòng mà cần duy trì nó ở mức độ tạo cảm giác thoải mái cho con người. Khi bạn cảm thấy da khô, người mất nước ở chế độ “Dry Mode” cũng là lúc nó nhiều khả năng đang bị lạm dụng. Vì lý do này, một số chuyên gia về điều hòa khuyên rằng chế độ “Dry Mode” chỉ nên vận hành trong khoảng từ 1 đến 2 giờ là tối ưu nhất.
“Dry Mode” khác “Cool Mode” ra sao?
“Cool Mode” là chế độ mặc định của rất nhiều dòng điều hoà và nó phụ thuộc rất nhiều vào bộ nén khí trong điều hoà để làm mát. Ở chế độ này, bạn chỉ cần đặt nhiệt độ mong muốn trên điều hoà và tốc độ quạt. Khi đạt đến nhiệt độ mong muốn, bộ nén khí sẽ dừng hoạt động nhưng quạt vẫn chạtyđể đảm bảo khí mát được thổi ra đều đặn. Quá trình lấy khó nóng trong phòng và đẩy ra bên ngoài của “Cool Mode” cần nhiều điện năng hơn cơ chế hoạt động của “Dry Mode” rất nhiều và thực tế thì “Cool Mode” cũng là chế độ làm mát tiêu tốn nhiều điện năng nhất.
Chuyên gia điều hoà cũng khuyên bạn rằng nhiệt độ 25 độ C cũng là mức nhiệt độ lý tưởng để bạn có được một cảm giác thoải mái cân bằng đồng thời lại tiết kiệm điện khi dùng điều hoà.
Thói quen dùng điều hòa dễ gây sốc nhiệt
Vào phòng đang bật điều hòa ngay khi đi ngoài nắng về, ngồi quá lâu dưới gió điều hòa là những thói quen có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt.
Thay đổi môi trường đột ngột
Không ít người do quá nóng đã vào phòng đang bật điều hòa ngay để “giải nhiệt”, hoặc đang ngồi trong phòng điều hòa lại lập tức ra ngoài trời nóng. Theo bác sĩ Đặng Hoàng Thiêm, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu bạn ở trong môi trường có điều hòa quá lâu, khi ra ngoài đột ngột rất dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt, do cơ thể chưa phản ứng kịp với nhiệt độ mới. Người già, trẻ nhỏ là nhóm dễ bị mất nước, mất muối do sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi quá nhanh, từ nóng sang lạnh (và ngược lại) khiến thân nhiệt bên trong chưa kịp thích nghi. Khi cơ thể bị sốc nhiệt có thể gây ra tình trạng da nóng và khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tức ngực, nhịp tim nhanh. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể khiến bạn bị lú lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê dẫn đến tử vong.
Theo chuyên trang y tế Mayoclinic, người dùng nên tắt điều hòa 30 phút trước khi ra ngoài. Nếu phòng bật sẵn điều hòa, người dùng không nên vào phòng ngay, mà nên ngồi ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi vào. Khi vào nhà, nên đứng ở cửa khoảng vài phút để cảm nhận nhiệt độ của phòng, sau đó tăng/giảm nhiệt độ điều hòa để cơ thể dễ thích nghi.
Khi đang ngồi trong phòng, người dùng cũng nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa không quá chênh lệch so với môi trường ngoài trời để tránh bị sốc nhiệt nếu bước ra ngoài. Theo khuyến cáo, mức chênh lệch cho phép khoảng 7 – 10 độ C, tức là nếu bên ngoài đang 37 độ C, trong phòng cần điều chỉnh khoảng 25 – 28 độ C là phù hợp.
Ngồi trong phòng điều hòa quá lâu
Trong thời tiết nắng nóng, nhiều người cũng có thói quen “ngồi lì” trong phòng điều hòa nhiều giờ, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bên ngoài nhiều độ C. Tuy nhiên, thói quen này có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp, như cảm lạnh, viêm họng hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng…
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường xảy ra với các mẫu điều hòa lâu ngày không được vệ sinh, khiến bên trong tích tụ nấm mốc và vi khuẩn gây hại. Theo khuyến cáo, người dùng chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa từ 4 đến 5 tiếng, trừ lúc ngủ. Sau đó nên ra môi trường bên ngoài hít thở không khí tự nhiên. Sau khoảng 7 – 8 tiếng sử dụng, bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa để thoát tạo sự thông thoáng. Khi sử dụng, có thể đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm cho da, không bị khô da, có thể kết hợp với quạt cây, quạt điều hòa để không khí lưu thông tốt hơn.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần vệ sinh điều hòa thường xuyên. Theo các chuyên gia, trung bình nên vệ sinh điều hòa 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu không gian có nhiều bụi bẩn.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo rằng thói quen ở trong môi trường điều hòa quá lâu và trong thời gian dài cũng khiến cơ thể mất đi sức đề kháng cần thiết. Những người này cũng khó thích nghi hơn với thời tiết nắng nóng.
Ngồi trực tiếp trước luồng gió
Một số người có thói quen ngồi ngay trước luồng không khí lạnh để làm mát nhanh hơn. Tuy vậy, do nhiệt độ của luồng khí này chênh lệch so với không khí trong phòng, tình trạng sốc nhiệt có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, người dùng nên tránh để điều hòa thổi luồng khí trực tiếp vào người hoặc nơi sinh hoạt. Bên cạnh đó, khi lắp đặt, người dùng có thể yêu cầu kỹ thuật viên tư vấn vị trí lắp sao cho luồng không khí có thể tỏa ra đều khắp phòng nhất và không lắp điều hòa ở vị trí quá thấp.
Lưu ý với gia đình có trẻ nhỏ, người già
Việc ngồi lâu dưới điều hòa hoặc điều chỉnh nhiệt độ quá thấp khiến người già dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân là thân nhiệt của người già không ổn định, sức đề kháng yếu, họ rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp… Theo các chuyên gia, mức 26 – 27 độ C là hợp lý nhất đối với người cao tuổi. Nếu người già cần ra ngoài, phải tắt điều hòa trước khoảng 30 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ mới.
Tương tự với trẻ em, mức nhiệt độ hợp lý không quá 25 độ C, tốt nhất là 27 – 28 độ C, đối với trẻ sơ sinh chỉ nên để 28 – 29 độ C. Khi ngủ, nên kết hợp cho bé mặc quần áo dài tay và đắp chăn để tránh tình trạng nhiễm lạnh. Nếu quá nóng, bố mẹ nên kết hợp với quạt làm mát thay vì hạ nhiệt độ xuống quá thấp.
Nếu quý đối tác đang có dự án về thống gió và điều hòa không khí mà chưa biết nên chọn nhà thầu nào ? Hãy để nhà thầu Trần Gia gánh vác trọng trách này.
Chúng tôi đủ khả năng và tự tin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó. Đến với nhà thầu Cơ Điện Lạnh Trần Gia, quý đối tác có thể an tâm đặt niềm tin và giao phó, chúng tôi hân hạnh được đồng hành trên cong đường xây dựng thương hiệu cho quý đối tác!
Đến với chúng tôi khách hàng sẽ nhận được sự yên tâm trong công việc, tối ưu về kinh tế kỹ thuật và chúng tôi rất vinh dự khi được góp phần làm nên thương hiệu cho các các đối tác.